Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Những con số làm chúng ta đau đầu



Nguồn Báo Lao động: (LĐ) - Số 211 LÊ THANH PHONG - 6:38 AM, 14/09/2015
Tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 9 tháng” diễn ra ngày 11.9, TS Hồ Đinh Bảo - Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân công bố, với tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam và Thái Lan như hiện nay, thì phải đến năm 2069, tức 54 năm nữa, năng suất lao động của Việt Nam mới tương đương Thái Lan. Năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Thái Lan 3 lần, vậy mà phải mất 54 năm mới đuổi kịp.
Vậy thì biết bao giờ mới đuổi kịp Singapore, bởi vì năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn Singapore tới 18 lần. Thôi thì so sánh với Thái Lan cho đỡ tủi thân và còn chút hy vọng sẽ theo kịp. Còn so với Singapore, nếu tính như với Thái Lan, thì phải mất hơn 3 thế kỷ nữa.
Theo số liệu thống kê của trang Numbeo, thu nhập bình quân của người Thái ở Bangkok khoảng 14,95 triệu đồng/tháng, gấp 2,5 lần mức 5,8 triệu đồng/tháng của người Việt ở TPHCM. Chưa thấy có cơ quan nào bấm đốt ngón tay tính thử, bao nhiêu năm nữa Việt Nam mới cân bằng được thu nhập bình quân đầu người so với Thái Lan, có lẽ cũng 50 năm sau. Mà cũng phải thôi, năng suất lao động của người Thái gấp 3 lần của Việt Nam thì không thể đòi hỏi thu nhập cao bằng họ.
Người Việt thu nhập thấp hơn nhưng tiêu dùng cao hơn Thái Lan nhiều thứ. Ví dụ như ôtô, người tiêu dùng Việt Nam phải trả đắt gấp 3 lần so với người Mỹ và đắt gấp 1,5 lần so với Thái Lan. Còn nữa, đi xe taxi ở Bangkok 20km mất khoảng 120.000 đồng, cũng với đoạn đường đó ở TPHCM mất 300.000 đồng. Dân mình nghèo hơn người ta, thu nhập thấp hơn người ta, nhưng chi phí cho đi lại đắt hơn người ta rất nhiều, vậy thì còn tiền đâu để lo những thứ khác. Nhìn xa hơn mới thấy càng đau đầu, hàng hóa sản xuất trong nước nếu có chất lượng tương đương với Thái Lan hay các nước trong khu vực, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu lãi suất ngân hàng cao hơn, năng suất lao động thấp hơn, chi phí vận tải cao hơn (chưa kể các loại phí không tên), vậy thì không thể cạnh tranh được với hàng hóa của các nước. Tăng tốc phát triển, nâng cao sản xuất trong nước, cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa nước ngoài, đó là những điều ai cũng sốt ruột muốn làm ngay. Nhưng nhìn lại, thấy chúng ta tài hèn sức mọn, việc lớn không thể sớm thành. Những cải cách từng đưa ra tuy có tiến bộ nhưng chưa đủ để thay đổi mạnh mẽ và toàn diện. Có cách gì để rút ngắn thời gian mà vẫn đuổi kịp Thái Lan, Singapore mà không cần phải chờ vài chục năm hay không? Chắc chắn có, nhưng chúng ta chưa tìm ra hoặc không quyết tâm làm mà thôi. 

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

"Con trưởng" và... nghị sĩ

Tác giả: KỲ DUYÊN, Tuần Việt Nam, ngày 11/11/2011
"Khó phát triển" thì đổ tại cơ chế. Chứ mọi điều vẫn là sự toan tính, là cái tâm cái tầm của con người, quyết định!
"Con trưởng" và cái đầu
Nổi bật trong tuần là câu chuyện tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế Nhà nước, một giải pháp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015), vừa được Quốc hội thông qua tại phiên họp sáng 8/11 mới đây.
Nói cách dân dã, cuối cùng, "cái roi" Nhà nước đã giơ cao.
Bởi khuyết tật và sự kém cỏi của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước- "con trưởng" nền kinh tế lâu nay- vốn rất được chiều chuộng. Đến nỗi nhân dân mỉa mai gọi cậu ấm hư hỏng. Điển hình là Tập đoàn Điện lực VN (EVN).
Cái sự mỉa mai chua xót ấy, không chỉ dành cho cậu ấm
Là tập đoàn kinh doanh độc quyền, hưởng ưu đãi lớn, đầu tư nhiều, vậy mà sau liên miên đòi tăng giá điện, mới đây, EVN một lần nữa gây sốc cho xã hội bởi cái... "tài lỗ" trong kinh bang tế thế của mình. Số nợ khủng khiếp lên 31.000 tỷ đồng.
Điều người dân bất ngờ hơn nữa, đằng sau cái sự tăng giá điện liên miên đó có sự che chắn của cơ quan chủ quản- Bộ Công thương!
Theo VietNamNet (30/10/2011) và An ninh Thủ đô (6/11/2011) mới đây Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện, vào tháng 2/2010, Thông tư 08/2010 của Bộ Công Thương cho phép EVN tăng giá bán điệnbình quân năm 2010 lên mức 1.058 đồng/KWh, cao hơn 2,2% so với mức Thủ tướng CP cho phép.
Sau lần tăng giá điện thứ nhất (1-3-2011) với mức 15,28%, việc tăng giá điện lần thứ hai trong năm nay (quý IV) đã được rục rịch từ nhiều tháng qua, với tỷ lệ tăng 10-13%, mức tăng ít nhất từ trước tới nay, thì thực chất cũng đã gấp hai lần so với kết luận của Thủ tướng CP về Đề án giá điện năm 2010 (6,8%).
Kinh doanh mặt hàng chính chưa xong, EVN còn lấn sân sang các mặt hàng phụ- chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng..., và đều vượt quá tỉ lệ quy định của Thủ tướng CP. Lãi chưa thấy đâu, đã thấy kêu cần tăng giá điện bù đắp những khoản lỗ do đầu tư ngoài ngành.
Vì sao, cái "tài lỗ" của EVN, cứ liên tục "đá" sang túi tiền của nhân dân? Và vì sao Bộ Công thương lại "yêu thương, lo lắng" cho EVN đến độ "hy sinh" cả phép nước, dẫm đạp lên cả quy định của Thủ tướng CP?
Phó TT Hoàng Trung Hải mới đây trả lời báo chí, đã phải nói thẳng: Bộ Công thương phải công khai hóa kết quả kiểm toán và giá thành của EVN để xã hội được biết. Nếu chưa làm được điều này thì điều chỉnh giá điện sẽ không hợp lý. Khổ nỗi, trong mọi sự công khai, thì công khai tiền bạc không phải do tài năng mình kiếm ra, là cái... khó nhất!
Nhân dân còn chưa quên, trước đó, Bộ Công Thương cũng lên tiếng bênh Petrolimex trong chuyện tăng giá xăng. Khiến cho cuộc tranh luận giá xăng tăng lên, giá đời sống tụt xuống giữa hai bộ- Công thương và Tài chính- trở thành cuộc khẩu chiến đáng nhớ. Với câu nói khảng khái hiếm hoi của một Bộ trưởng- ông Vương Đình Huệ: Không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu mà phải vì 84 triệu người dân Việt Nam. Ít nhất cũng làm mát lòng người dân giữa cái nóng bức của bất bình do lạm phát, tăng giá liên miên.
EVN chỉ là một điển hình cung cách kinh doanh được bảo hộ và ưu đãi lớn, mà không hiệu quả của các DNNN nói chung. Nếu như người ta biết rằng, khu vực này hiện sở hữu 70% tổng tài sản cố định của nền kinh tế, chi phối 20% vốn đầu tư của toàn xã hội, 60% tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại, 50% vốn đầu tư Nhà nước và 70% nguồn vốn ODA. Vậy mà chỉ tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế và 20% giá trị sản xuất công nghiệp.
Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, hiện tượng DNNN tại Việt Nam không phải cá biệt. Ở châu Âu, giai đoạn tái thiết kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, các DNNN cũng ra đời với số lượng lớn, tránh việc tư nhân thâu tóm độc quyền. Thế nhưng, đến lượt các DNNN được đầu tư lớn và độc quyền thì nó cũng lũng đoạn, và bóp chết tính chất cạnh tranh của kinh tế thị trường. Kết cục tất yếu, các DNNN đó dần dần phải cổ phần hóa, tư nhân hóa.
Còn ở ta, hệ lụy sự độc quyền của các DNNN nặng nề hơn do tư duy "kinh tế Nhà nước phải là chủ đạo". Vì vậy, trước sự yếu kém của các DNNN, thay vì cổ phần hóa, các DNNN này vẫn tiếp tục được rót vốn để... hà hơi thổi ngạt.
Bài học nhãn tiền mới đây của một số tập đoàn kinh tế lớn liệu đã là tiếng còi S.O.S chưa?
Chưa rõ. Chỉ có điều, sự thay đổi sớm muộn phải đến, bắt đầu từ ...cái đầu tư duy kinh tế.
Là người trải nghiệm, nguyên Phó TT Vũ Khoan cho rằng, tư duy vị trí Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở ta còn khác nhau và chưa rõ. Ở các nước, chính quyền chủ yếu lo quản lý hành chính Nhà nước, không ai đi làm kinh tế cả. Vì vậy câu hỏi của ông Vũ Khoan là: Nhà nước có dám bỏ kinh doanh không?
Mặt khác, việc tái cơ cấu kinh tế lại được giao cho chính các...Bộ. Liệu có hiệu quả không, nếu như thực tế, nó vẫn bị chi phối bởi các nhóm lợi ích? Bộ Tài chính cải cách DNNN. Ngân hàng Nhà nước cải tổ ngành ngân hàng. Bộ Kế hoạch- Đầu tư cải cách đầu tư công và phân cấp?
Rốt cục, các bộ sẽ hoan hỉ vừa đá bóng, vừa thổi còi
Tái cơ cấu kinh tế chắc chắn sẽ rất khó thành công, nếu nó không quyết liệt, từ cái đầu cho tới các điều kiện:
Có một thiết chế mới độc lập, như một Ủy ban về Tái cấu trúc nền kinh tế thuộc Chính phủ, đủ quyền lực chỉ huy. Tựa như cải cách giáo dục trước đây, phải có một Ủy ban CCGD Quốc gia.
Các DNNN phải tách chức năng kinh doanh khỏi chức năng một công cụ điều tiết vĩ mô, điều tiết thị trường hay thực hiện chính sách xã hội. Điều lẫn lộn này chỉ khiến các DN dễ ngụy biện nếu năng lực kinh doanh kém.
Quản lý Nhà nước, đã quản lý thì không được sở hữu các DN. Bởi đằng sau đó, chắc chắn là các nhóm lợi ích chi phối
"Chiếc roi" tái cơ cấu đã giơ cao, có lại...đánh khẽ?
Hãy đợi đấy!
Nghị sĩ và... phát ngôn
Nổi bật suốt tuần, có một phát ngôn gây ồn ào và không ít "thị phi" của một đại biểu Quốc hội. Đó là ông N. M. H, bác sĩ kiêm nhà văn (đại biểu Nghệ An), khi ông đề xuất cần có Luật Nhà văn.
Hầu như kỳ họp QH nào mấy năm gần đây cũng có những phát ngôn khiến nhân dân... cười. Ai dám bảo luật pháp khô cứng?
Còn ông N.M.H không hề cười. Vì ông tự thấy mình đại diện giới văn chương, phải cất lên tiếng nói cho lợi ích của giới. Ông quyết liệt đến mức: Nếu phải lựa chọn giữa Luật Biểu tình và Luật Nhà văn, tôi vẫn chọn Luật Nhà văn.
Thế nhưng, trừ một quan chức Hội Nhà văn- người đề xuất ý tưởng, và ông là người lãnh ý, chuyển tải thành một văn bản luật hẳn hoi, trên diễn đàn báo chí, tất cả các nhà thơ, nhà văn có tên tuổi như Nguyễn Quang Thiều, Bằng Việt, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Trọng Tạo... đều phản ứng bất lợi cho ông- từ chối có luật này.
Còn đại biểu QH, ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của QH thì dứt khoát, Luật Nhà văn là không cần thiết! Các đại biểu khác cũng bức xúc không kém: Luật cần không có, lại thò ra Luật Nhà văn (Pháp luật TPHCM, 3/11/2011). Chưa kể có những ý kiến nặng nề cho là vô duyên,thậm chí là tào lao ngay trên các báo.
Vậy thì nghĩ về chuyện này sao đây? Đại biểu QH kiến nghị cho lợi ích của giới mình, mà người giới mình chối đây đẩy? Khổ thân ông H. Đến lượt vị quan chức nọ cũng nói rằng ông H. đã hiểu sai ý tưởng về Luật Nhà văn.
Kiến nghị Luật Nhà văn, dẫu sao cũng đã cất lên giữa bối cảnh, kỳ họp QH lần này vẫn có ý kiến đề cập tới chất lượng nghị trường, chất lượng nghị sĩ, vô tình nó trở thành "vật chứng" so sánh.
QH là cơ quan lập pháp, có quyền lực cao nhất, nhưng theo ông Dương Trung Quốc, cách làm của chúng ta (tức QH) lâu nay vẫn là thụ động. Chủ yếu là Chính phủ đề xuất, trình dự luật gì thì QH bàn cái ấy.
Trong khi đó, có ý kiến là dự thảo chương trình lập pháp khóa này, chưa quan tâm thích đáng đến những dự án luật về quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.
Hay Dự thảo Luật Tố cáo, ý kiến của ông Nguyễn Văn Hậu, Phó CT Hội Luật gia TP.HCM, nhận xét:Dự thảo luật thể hiện nhiều bất ổn, hạn chế vai trò điều tra độc lập của báo chí...Điều đó, dân sẽ thiệt thòi.
QH thụ động, thì tại Chính phủ, hay tại QH, thưa các đại biểu QH?
Thế nên rõ ràng kỳ họp QH này, vấn đề luật pháp cho cuộc sống, thiếu vẫn thiếu, mà thừa vẫn thừa. Nếu vậy, thì các vị đại biểu QH còn nợ dân nhiều lắm.
Ông N. M. H không đáng trách vì đó là quyền hiến định của một đại biểu QH. Nhưng ông đáng trách vì đã quá thiếu cái trực cảm cần thiết của một người đại biểu nhân dân, biết nên kiến nghị điều gì bức thiết, và đúng lúc.
Vì ông còn là một thầy thuốc. Ai dám bảo đảm ngành y tế không có những sự ăn tiền, sự nhẫn tâm, sự bất cập về chuyên môn lẫn y đức. Ai dám bảo cuộc sống những người thầy thuốc vùng cao không còn vất vả, thiệt thòi, không cần sự quan tâm bằng những chính sách của Nhà nước?
Phát biểu, với một con người bình thường giữa đám đông đã khó.
Phát ngôn, giữa nghị trường còn khó gấp ngàn lần. Khi nhân danh tiếng nói của nhân dân. Phát ngôn đó cần sáng suốt, trí lự, mẫn cảm để nhân dân yên lòng, tin tưởng, chứ không thể để nhân dân... xấu hổ, buồn cười.
Người viết bài cứ bị ám ảnh câu nói, Việt Nam không phải nước đang phát triển, đã phát triển hay chậm phát triển; mà là "khó phát triển".
"Khó phát triển" thì đổ tại cơ chế. Chứ mọi điều vẫn là sự toan tính, là cái tâm cái tầm của con người, quyết định!

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Luật Nhà văn: Nói đi rồi... nói lại

Nguồn: http://vneconomy.vn, NGUYÊN THẢO , 05/11/2011
Do chính Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đề xuất, rồi được đại biểu - nhà văn duy nhất của cả hai khóa Quốc hội 12 và 13 “chớp” cơ hội để đề nghị công khai trước nghị trường, song dự án Luật Nhà văn lại đang nhận được khá nhiều chỉ trích từ chính các nhà văn.
Cũng không chỉ có những người mà tưởng rằng sẽ “nhiệt liệt ủng hộ” dự luật này mới cảm thấy ngạc nhiên đến tột độ, mà ngay cả không ít nhà lập pháp (tất nhiên không phải hội viên Hội Nhà văn) cũng phải thốt lên rằng “không thể hiểu nổi”, khi nhìn thấy tên dự án luật này trong dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của toàn khóa Quốc hội 13.
Nhưng, kể cũng lạ. Vì, thông tin về dự án luật này đã xuất hiện trên báo chí từ hơn một tháng trước. 
Đại biểu Nguyễn Minh Hồng: "Luật Nhà văn không phải là sáng kiến của tôi,
 tôi chỉ là cầu nối đưa nguyện vọng của Hội Nhà văn đến Quốc hội thôi".
Ngày 28/9, tại phiên họp thứ hai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc đại biểu Nguyễn Minh Hồng cùng Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị đưa dự án Luật Nhà văn (hoặc “Luật Phát triển văn học” vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa 13 đã được công bố.
Tài liệu cung cấp cho báo chí tại đây có văn bản số 120/CV-HNV ngày 26/7/2011 do Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh ký, được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Nguyễn Minh Hồng, nêu rõ sự cần thiết phải ban hành luật này.
Vì, “văn học là nòng cốt của văn hóa. Chúng ta đã có Luật Di sản, Luật Xuất bản, Luật Điện ảnh, nên rất cần có Luật Phát triển văn học”.
“Nghị quyết Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 8 phản ánh nguyện vọng chung của giới nhà văn: kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Phát triển văn học, nhằm tạo hành lang pháp lý quản lý và phát triển nền văn học của đất nước đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới”, công văn nêu rõ.
Cụ thể hơn, tại văn bản gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu - nhà văn Nguyễn Minh Hồng đề nghị thông qua dự án “luật cho các hoạt động của nhà văn” tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 13, tức kỳ họp được khai mạc ngày 20/10 vừa qua và sẽ bế mạc vào cuối tháng 11 này.
Phạm vi điều chỉnh của luật, theo đại biểu Hồng là “quy định đối với cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn học; quyền và nghĩa vụ cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia hoạt động văn học; hoạt động văn học bao gồm: sản phẩm văn học, truyện ngắn tiểu thuyết, thơ ca, lý luận phê bình, kịch bản, hội họa, âm nhạc… thuộc Hội Nhà văn quản lý”.
Ghi nhận đề xuất này, song Ủy ban Pháp luật cho biết, dự án luật vẫn chưa có hồ sơ đầy đủ, chưa trình Chính phủ cho ý kiến theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Do đó, cơ quan này đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan, cá nhân liên quan tiếp tục chuẩn bị hồ sơ theo quy định và trình Quốc hội xem xét, quyết định khi có đủ điều kiện cần thiết theo luật định.
Báo chí cũng đưa tin, và chẳng thấy ai có ý kiến gì.
Có lẽ, đây cũng là một trong những lý do để Ủy ban Thường vụ Quốc hội yên tâm đưa dự án luật này vào chương trình chuẩn bị, và trình ra Quốc hội tại phiên họp sáng 2/11 vừa qua.
Báo chí lại đưa tin. Và ngay lập tức trên cả các báo chính thống lẫn nhiều trang blog cá nhân của một số nhà văn nổi tiếng đăng tải không ít nhận xét về dự án luật được không ít người gọi là “tào lao” này.
Trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên nói cuộc sống có nhiều điều nóng bỏng cấp thiết hơn đang cần xây dựng luật để điều chỉnh mà chưa xây dựng được, hà cớ gì lại đi làm Luật Nhà văn? 
Theo ông Nguyên thì nhà văn là những công dân bình thường do vậy cũng phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Nếu họ sáng tác văn học thì đã có luật xuất bản, luật bản quyền. Nếu xây dựng Luật Nhà văn thì sẽ phải có luật nhà thơ, luật nhạc sỹ, luật hoạ sỹ... Nói chung cả 7 loại hình nghệ thuật đều sẽ phải có luật cả?!
Mang câu hỏi này đến đại biểu Nguyễn Minh Hồng, câu trả lời được ông nhấn mạnh là: “Luật Nhà văn không phải là sáng kiến của tôi, tôi chỉ là cầu nối đưa nguyện vọng của Hội Nhà văn đến Quốc hội thôi”.
Có bạn phóng viên còn hỏi tôi là có nhiều luật cần thiết hơn như Luật Biểu tình chẳng hạn, tại sao lại đề xuất làm Luật Nhà văn. Tôi trả lời là vì tôi là nhà văn mà. Tại một hội nghị cùa Hội Nhà văn với rất nhiều “cây đa, cây đề” ở đó,  khi biết nguyện vọng của Hội thì tôi đã lên bục hứa là sẽ đề nghị với Quốc hội xây dựng Luật Nhà văn. 
Tôi nói xong mọi người đều vỗ tay cả, không đề nghị làm sao được. Mà sớm muộn gì thì Luật Nhà văn cũng phải có, ông Hồng kể tiếp.
Như vậy, cứ theo văn bản giấy tờ và câu trả lời của đại biểu Hồng thì việc ban hành dự án luật đang nổi như cồn này là “nguyện vọng chung của giới nhà văn”. Nên nếu đặt vấn đề là liệu ông Hồng có đại diện cho Hội như một số ý kiến, trong trường hợp này cũng không hẳn chính xác.
Tuy nhiên, nếu nhìn ở vai trò của đại biểu Quốc hội thì cử tri cũng có thể “chất vấn” đại biểu Hồng về sự ưu tiên của ông trong công tác lập pháp, khi mà còn quá nhiều vấn đề nóng bỏng đang đòi hỏi phải có luật điều chỉnh, như lời nhà văn Phạm Xuân Nguyên.
Đấy là nói đi.
Nói lại thì đại biểu Hồng cho biết thêm là tại phiên thảo luận tổ về chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa 13, có một số vị đại biểu như Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý còn đề nghị đưa dự án luật này lên chương trình chính thức.
Trong khi đó, ở các tổ khác, một số vị đại biểu lại có quan điểm trái ngược.
Báo Tuổi Trẻ nêu ý kiến của chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM.  Rằng, “tôi không hiểu dự án Luật Nhà văn chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình. Chẳng lẽ lại bắt ông kia làm thơ, ông này không được làm? Trong khi những luật rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước được đề nghị từ khóa trước nhưng đến nay vẫn còn nợ cử tri”.
Ủng hộ hay phê phán là quyền của mỗi người, song số phận của dự án luật đặc biệt này chỉ do 500 đại biểu Quốc hội quyết định.
Nên giả sử có thể đa số các vị đại biểu không tán thành thì dự án Luật Nhà văn cũng chưa chắc đã được nhấc ra khỏi chương trình (dù mới chỉ là dự bị) của khóa Quốc hội này. Vì xưa nay Quốc hội vẫn thường biểu quyết cả gói, chứ không tách riêng từng dự án luật. Nên, không lẽ chỉ vì không đồng ý chỉ với một dự án luật mà nhấn nút không tán thành hoặc không biểu quyết? Thật khó.
Nhưng, đâu có phải cứ “lọt” được vào danh sách là có thể được ban hành. Vì cái sự đưa vào rút ra khỏi chương trình một dự án luật nào đó quá dễ dãi cũng đã được Quốc hội phê phán gay gắt không ít lần.
Bằng chứng là chương  trình xây dựng luật của Quốc hội khóa 12 đã được điều chỉnh tới 5 lần. Trong đó có dự án luật trong chương trình chuẩn bị chẳng biết đến bao giờ mới có thể ngấp nghé vào chính thức.
Rồi có dự án luật được đánh giá là rất cần thiết đã lùi, đã lỡ nhiều lần, sau đó vượt qua rất nhiều cửa ải đầy chông gai, đến khi nhấn nút vẫn “trượt” như dự án Luật Thủ đô chẳng hạn.
Bởi thế, “nỗi lo” rằng trong khi nền kinh tế đang ở giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” thế này hà cớ gì mà Quốc hội mất thời gian cho cái dự án luật “tào lao” kia xem ra vẫn chưa đến mức phải… lo.
Và ý kiến cho rằng, xưa nay sáng kiến lập pháp của riêng đại biểu không nhiều, nên có thể coi đây là sự khuyến khích, không phải là không có lý.
Và, còn có một điều mừng nữa, đó là cử tri đã và đang giám sát khá chặt chẽ hoạt động của các vị đại biểu do chính mình bầu ra. 
Được cử tri “chê” cũng là mừng!

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

TẢN MẠN VỀ TUYÊN TRUYỀN MIỆNG

           Tuyên truyền miệng, nghệ thuật tuyên truyền miệng, kỹ năng tuyên truyền miệng, v.v.. có đến hàng trăm, hàng nghìn từ ngữ mà sách, báo, tạp chí, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là mạng internet đã sử dụng để chỉ về hoạt động “nói chuyện” có mục đích của một người đối với một người hay một nhóm người trong xã hội.
            Với suy nghĩ hạn hẹp như vậy thì tuyên truyền miệng là một hoạt động diễn ra thường xuyên trong đời sống hằng ngày của xã hội mà mọi người bình thường đều phải thực hiện để chuyển tải các trạng thái tâm lý, tình cảm của mình, nhằm mục đích chia sẻ hoặc tạo sự đồng thuận. Tuy vậy, trên thực tế không phải ai cũng thành công trong công tác tuyên truyền miệng của mình. Cũng có nhiều người muốn diễn đạt nội dung gì đó với chúng ta nhiều lần mà ta cũng chẳng hiểu ý họ muốn nói gì. Cũng có trường hợp cùng một nội dung sao người này nói nghe không biết chán mà người khác nói thì ... no table! Ngay trong một người cũng có lúc này, chuyên đề này nói nghe được nhưng chuyên đề khác, lĩnh vực khác thì nói nghe cũng... buồn!
            Sách, báo, tạp chí, bài viết trên mạng (kể cả tác giả là người Việt Nam hay người nước ngoài), nhất là các sách báo về kỹ năng nghiệp vụ của các đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên về các vấn đề liên quan đến tuyên truyền miệng nhiều vô số kể, chắc có đọc cả đời cũng chưa hẳn đã đọc hết! Trong số đó, có không ít những bài viết mà nhiều sách báo, tạp chí đã đăng tải khá đầy đủ về các qui trình: trước, trong, sau của hoạt động tuyên truyền miệng, có nhiều bài viết hướng dẫn cặn kẻ đến các tiểu xảo rất vụn vặt để “tăng thêm chất lượng” tuyên truyền miệng như: ánh mắt, nụ cười của người nói như thế nào, lúc nào để thu hút người nghe; người nói nên làm cái gì và không nên làm cái gì trong lúc diễn thuyết; ... gần như tất cả các nội dung liên quan đều có cả nhưng không phải ai đã đọc, đã áp dụng đều đạt đến thành công.
           Hộp đen của tuyên truyền miệng là gì? chắc chắn mỗi người sẽ có một cách thức riêng của mình để tiếp cận đến sự thành công. Tuy nhiên, điều khẳng định chung nhất là không bao giờ đạt đến thành công thật sự nếu ai đó cứ lấy phương tiện hoặc sự trói buộc để giải quyết mục đích.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người

Trần Trọng Toàn sưu tầm, guồn: http://hatcat79.com/Yhoc/Capcuutaibien.htm
Mời chư vị gắng đọc những dòng sau đây để cứu người làm phúc:
Cấp cứu  bệnh tai biến mạch máu não:
Khi bệnh nhân nằm đó, hãy thử xem người này có đúng là bị đột quỵ (tai biến mạch máu não, xuất huyết não) hay không, bằng ba cách :
-         Bảo người đó cười.
-         Bảo người đó nói, hoặc nói theo một câu ngắn
-         Bảo người đó giơ tay lên.
Nếu người bệnh không làm được 3 điều đó, thì đúng là bị bệnh đột quỵ. 
Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên y tế săn sóc.
Chỉ cần một ống tim thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng và hữu hiêu. Chúng ta chỉ cần vài phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đừng cuống quít. Ðiều quan trọng nhất là ÐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu, vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Hãy từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu.”
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gút, cũng có thể giúp chúng ta được.
1- Trước hết chúng ta hãy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa gas, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay. 
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre). 
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt. 
5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy. 
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lỗ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ. 
7- Chích vào dái tai (ear lobe) hai mũi kim mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện. 
Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bi vỡ ra. 
Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Ðó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%. 
Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.
NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN DẪN ĐẾN TBMMN
1- Nguyên nhân:
- Những người bị cao huyết áp.
- Xơ vữa động mạch: Thường ở những người béo mập, những người nghiện bia, rượu, hút thuốc lá...
- Những người bị các bệnh về tim, mạch (hẹp, hở van tim, van động mạch chủ, động mạch phổi...)
2- Điều kiện (còn gọi là nguyên nhân tức thời để TBMMN dễ xảy ra)
- Tình trạng thần kinh căng thẳng (tức giận, lo âu, buồn vui quá độ...)
- Say bia, say rượu, say thuốc lá.
- Nhiễm lạnh đột ngột (khi tắm, bị gió lùa).

NHỮNG DẦU HIỆU BÁO TRƯỚC KHI BỊ TBMMN
- Nhức đầu: Đây là dấu hiệu thường có nhất, hay xuất hiện về đêm, nhức nửa đầu (thường ở bên sẽ bị tổn thương). Cơn nhức đầu có thể thoáng qua hoặc kéo dài.
- Chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nhiều khi bị xung huyết ở vùng mặt (bầm tím).
- Rối loạn ngôn ngữ: Nói khó, nói ngọng, không hiểu lời.
- Tê bì hoặc dị cảm nửa người (bên sẽ bị liệt).
- Thoáng mất ý thức, thoáng quên, thoáng điếc, thoáng ngất.
Tất cả những dấu hiệu trên có thể chỉ thoáng qua rồi mất cho nên người bệnh không lưu ý. Nhưng có khi ngay sau đó người bệnh rơi vào tình trạng TBMMN (hôn mê).

NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA TBMMN
1- Nếu nặng: 
Tự nhiên bệnh nhân bị sây sẩm mặt mày rồi ngã vật ra, mê man bất tỉnh, thở khò khè. Liệt nửa người, ỉa đái dầm dề. Những trường hợp này rất nặng, dễ dẫn đến tử vong sau ít giờ.
2- Nếu nhẹ: 
Bệnh nhân cảm thấy nói khó, tê bì nửa người, tay chân khó vận động và dần dần không thể chủ động được nữa, tình trạng tinh thần vẫn còn tỉnh táo. Bệnh có thể dừng ở đây rồi phục hồi dần dần. Song nhiều khi trở thành nặng như trên.

Kính mong quý vị hoan h ph biến  rng rãi đ làm phước !!!

Theo kinh nghiệm, khi thấy người bị tai biến mạch máu não, cần nghiền với nước cho uống ngay viên thuốc An Cung Ngưu hoàng hoàn trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên, càng sớm càng tốt. Nếu không thể cho uống được, do miệng bị cứng lại, thì dùng ống xông đưa thẳng vào dạ dày.
Sau 01 ngày, đúng giờ ấy lại cho uống tiếp một viên nữa và ngày tiếp theo cũng vậy. Tất cả là 03 viên, và chỉ 03 viên mà thôi. 
_________

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não trong bênh viện và khi ra viện:
- Do thời gian nằm lâu trên giường bệnh trong trạng thái hôn mê, bệnh nhân (BN) rất dễ bị loét, nhất là tại các điểm tì, vậy nên:Luôn luôn xoa bóp, vỗ rung cho bệnh nhân để lưu thông máu dưới da, tránh bị teo cơ, cứng cơ. Cứ 3 tiếng đồng hồ thì đổi tư thế nằm cho BN: nằm ngửa, nghiêng phải, nghiêng trái. 
- Thức ăn: Cháo loãng (khoai tây, cà rốt, thịt gà/lợn/bò mỗi ngày 2 lạng) mỗi ngày cho ăn khoảng 1 lít, cho ăn làm nhiều bữa trong ngày, kết hợp với uống nước sinh tố hoa quả (cam, đu đủ, xoài, nho...). Thức ăn nên để nhạt, ít muối.
- Vệ sinh sạch sẽ, chú ý BN thường tự rút bỏ ống xông, ống tiêu nước tiểu (phải buộc tay BN lại).
- Sau khi qua cơn nguy kịch, khi thấy BN hồi tỉnh thì tích cực hỏi han, giao tiếp để khơi dần tri giác. Tránh xúc động mạnh.
- Nên mời BS Đông y đến châm cứu để khai khiếu và cứu chữa tránh bị liệt.